Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014
Công ty bảo vệ Tân Trào huấn luyện nghiệp vụ võ thuật cho các cán bộ bảo vệ phục vụ tại 03 nhà máy Canon Việt Nam
1.10.14
Bảo vệ Mục tiêu Cố định, Các dịch vụ, Đào Tạo, Hình ảnh, Kinh doanh, Tin tức, Video Clip
1 comment
Ngày 21.9.2014 vừa qua, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ Tân Trào có tổ chức một chương trình huấn luyện nghiệp vụ võ thuật bài bản, quy mô để giúp cho các cán bộ, nhân viên bảo vệ đang phục vụ tại 03 nhà máy Canon Việt Nam - nhà máy Canon khu công nghiệp Thăng Long - nhà máy Canon khu công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh - nhà máy Canon khu công nghiệp Quế Võ Bắc Ninh, giúp cho các nhân viên có thêm tự tin, sự cơ động, mạnh dạn để xử lý khi có những tình huống bạo lực xảy ra tại khu vực bảo vệ nơi mình phục vụ.
Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014
Bảo vệ Tân Trào tại nhà máy Canon Việt Nam- Khu CN Thăng Long diễn tập tình huống Cứu cháy giả định
Ngày 20.7.2014 vừa qua, tại nhà máy Canon Việt Nam tại khu CN Thăng Long- Đông Anh- Hà Nội tổ chức diễn tập tình huống Cứu cháy giả định trong ngày nghỉ có sự vụ cháy xảy ra.
Công ty Tân Trào đàm phán và ký hợp tác với công ty Vệ sỹ của Nhật Bản
6.8.14
Bảo vệ Mục tiêu Cố định, Bảo vệ Mục tiêu di dộng, Bảo vệ Sự kiện Hội nghị, Các dịch vụ, Hình ảnh, Tin tức
0 comments
Ngày 14.7.2014 vừa qua, Công ty Bảo vệ Tân Trào đã có buổi gặp gỡ, đàm phán và ký hợp tác với công ty bảo vệ của Nhật Bản " The Aki management service" do Giám đốc Yasuo Onari và Giám đốc Nguyễn Đức Hoài trực tiếp ký hợp tác.
Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
Công ty Tân Trào triển khai lực lượng bảo vệ tại Kho TLAF 3- Khu CN Thăng Long Hà nội
Ngày 12.6.2014
Công ty Tân Trào triển khai lực lượng bảo vệ tại Kho TLAF 3- Khu CN Thăng Long Hà nội
Chốt bảo vệ Kho TLAF 3 của công ty KHu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh Hà Nội thêm 2 chốt bảo vệ gồm 6 đồng chí, nâng tổng số điểm bảo vệ kho lên 3, và số lượng chốt bảo vệ là 7 chốt tại các kho là 21 đồng chí bảo vệ kho và của Khu công nghiệp Thăng Long là 50 đồng chí .
Công ty Tân Trào triển khai lực lượng bảo vệ tại Kho TLAF 3- Khu CN Thăng Long Hà nội
Chốt bảo vệ Kho TLAF 3 của công ty KHu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh Hà Nội thêm 2 chốt bảo vệ gồm 6 đồng chí, nâng tổng số điểm bảo vệ kho lên 3, và số lượng chốt bảo vệ là 7 chốt tại các kho là 21 đồng chí bảo vệ kho và của Khu công nghiệp Thăng Long là 50 đồng chí .
Bảo vệ Thủ tướng Italia - Mr. Matteo Renzi đến thăm nhà máy ARISTON Việt Nam ngày 10.6.2014
Ngày 10.6.2014 vừa qua, lực lượng bảo vệ Tân Trào tại nhà máy Ariston Việt Nam tại Khu Công nghiệp Tiên Sơn Bắc Ninh đã vinh dự được bảo vệ Thủ tướng trẻ nhất lịch sử Italia - Mr. Matteo Renzi đến thăm nhà máy ARISTON Việt Nam. Lực lượng bảo vệ Tân Trào đã lên kế hoạch cụ thể và phân công nhiệm vụ trực kiểm tra tại tất cả các điểm ra vào cũng như các điểm nóng tại Nhà máy Ariston VN. Buổi tiếp đón Thủ tướng đã thành công tốt đẹp. Sau đây là một số hình ảnh công tác bảo vệ của công ty Tân Trào:
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014
Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014
Bảo vệ Tân Trào tham gia bảo vệ sự kiện 12 năm thành lập công ty Toto Việt Nam
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Phát biểu của Giám Đốc Công ty TNHH MTV DVBV Tân Trào trong lễ tổng kết ...
Trong ngày Tổng kết năm 2012 và chào mừng Tết Quý Tỵ 2013, Công ty Tân Trào đã tổ chức Lễ Tổng Kết năm, Giám đốc Nguyễn Đức Hoài có phát biểu đánh giá chung toàn bộ công tác bảo vệ của công ty.
Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014
Tuyển nhân viên bảo vệ làm việc tại Gaden City
Công ty bảo vệ Tân Trào cần tuyển 01 nhân viên bảo vệ nam, tuổi đời từ 22 - 50 làm việc tại khu trung tâm thương mại Gaden City , phường Thạch Bàn, quận Long Bien, Hà Nội.
ƯU tiên tuyển người địa phương, là bộ đội xuất ngũ, công an về hưu
Công việc: bảo vệ, trông coi nhà hàng ăn
Làm giờ hành chính
Lương thoả thuận.
Số điện thoại liên hệ: 043.7662533
ƯU tiên tuyển người địa phương, là bộ đội xuất ngũ, công an về hưu
Công việc: bảo vệ, trông coi nhà hàng ăn
Làm giờ hành chính
Lương thoả thuận.
Số điện thoại liên hệ: 043.7662533
Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013
Tiết lộ bí mật trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương
10.12.13
0 comments
Với trận địa pháo này, Pháp và Nhật đã từng coi là “bất
khả xâm phạm” tới vùng biển Vũng Tàu - Cần Giờ. Nhưng chúng không thể ngờ lại bị
quân và dân ta phá hủy, hóa giải thế trận này.
Đường lên trận địa pháo đồi Hoa Mai (nay thuộc núi Lớn, P.5,
TP.Vũng Tàu) quanh co, ôm theo triền núi. Nhìn xuống là biển xanh mênh mông,
nơi có những mái nhà ngói đỏ quanh năm lồng lộng gió. Trên lưng chừng núi cách
mặt biển khoảng 100m, 6 khẩu pháo gần như còn nguyên vẹn nằm hướng ra phía biển,
bị che phủ bởi cỏ tranh và các bụi cỏ dây leo. Bao quanh chỉ thấy cây rừng và
ngôi nhà gỗ nhỏ của ông bảo vệ già ngay đầu lối vào trận địa pháo. Nơi đây, một
thời lịch sử đã đi qua.
Trận địa “bất khả xâm phạm”
Vũng Tàu có một vị trí chiến lược khá thuận lợi về quân sự.
Chính vì vậy, song song với việc xây dựng chính quyền tại Vũng Tàu, thực dân
Pháp tiến hành xây dựng hệ thống đồn bốt, công sự, lắp đặt những trận địa pháo
trên núi Lớn, núi Nhỏ, nhằm bảo vệ Vũng Tàu, phòng thủ, khai thác địa hình chiến
lược này.
Trong vòng 15 năm, từ năm 1885 đến hết thế kỷ 19, Pháp mới
xây dựng được các pháo đài, các trại lính với hơn 1.000 quân chiếm đóng. Việc
hoàn tất các pháo đài trên núi Lớn, núi Nhỏ vào khoảng năm 1905. Hiện nay, giữa
lưng chừng núi, 6 khẩu pháo của Pháp với trọng lượng hơn 15 tấn vẫn còn nguyên
trên bệ. Pháo được bố trí rải hình vòng cung, mỗi khẩu cách nhau 17,5m, xung
quanh là hệ thống hầm hào giao thông, trong một khuôn viên rộng hơn 1ha. Xen giữa
các khẩu pháo là hầm trú ẩn. Các khẩu pháo từ bệ đến nòng đều giống nhau, có thể
quay được 306o nhờ hệ thống đĩa có răng gắn với bệ pháo cố định. Sáu khẩu pháo
nghếch nòng ra biển Đông phía Cần Giờ - TP.Hồ Chí Minh, bao quát án ngữ một
vùng cửa biển.
Sở dĩ Pháp đặt các khẩu pháo ở lưng chừng núi Lớn bãi Dâu với
mục đích bảo vệ Vũng Tàu, cửa biển Cần Giờ. Bởi khi đó, các tàu ra vào Sài Gòn
đều phải theo cửa biển Cần Giờ, đó là một vị trí thuận lợi trong phòng ngự tấn
công. Về mặt quân sự, Pháp sẽ kiểm soát được đường thủy trọng yếu ở vùng Đông
Nam Bộ. Mặt khác, Pháp nhắm đến việc độc quyền mua bán, trao đổi hàng hóa ở thị
trường Đông Dương. Nằm cách trận địa pháo không xa, dưới thung lũng kín đáo, là
một hầm thủy lôi (loại vũ khí quân sự có sức công phá lớn như sấm sét, dùng để
tiêu diệt các loại tàu phà chống phá dưới nước). Tuy cùng nằm ở một vị trí,
nhưng đây lại là hai công trình quân sự hoàn toàn khác nhau.
Tháng 10/1941, Nhật đổ bộ vào Vũng Tàu và nhanh chóng chiếm
vị trí quan trọng này. Lúc bấy giờ, bóng cờ chữ Nhật tròng đỏ nền trắng bay phấp
phới trên tòa Bạch Dinh. Khắp nơi trên núi Lớn, núi Nhỏ, Nhật xây dựng nhiều lô
cốt, hầm địa đạo, bố trí đại bác ở giữa lưng chừng núi. Nhật thả nhiều thủy lôi
để ngăn chặn sự đổ bộ của quân đồng minh Anh Mỹ. Một hệ thống thủy lôi
dày đặc phong tỏa vùng biển Cần Giờ - Vũng Tàu, đến nỗi không một tàu đồng minh
nào có thể cập bến Sài Gòn được. Số mìn phong tỏa bờ biển của Nhật từ 50
60 trái thủy lôi (mỗi trái nặng trên 100kg) mà Nhật đã gỡ ngòi chỉ còn thuốc.
Để có nơi chứa được số lượng thủy lôi nhiều vô số của mình,
năm 1944, Nhật đã thuê công nhân xây dựng một hầm chứa thủy lôi trong vòng 4
tháng. Hầm được xây theo hình vòm, khá kiên cố với bề dày dãy tường đá
khoảng 1m, cao 7m, dài 20m, cửa hầm làm bằng sắt. Thủy lôi do xe chở tới, mỗi
chuyến hai trái. Xe rùa đẩy thủy lôi vào hầm. Hầm thủy lôi được xây theo hình
vòm, trên nóc đổ đá và xi măng, cửa làm bằng sắt. Sau khi chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng đồng minh. Chúng gỡ 32 trái thủy lôi dưới biển
cho vào hầm. Nhật rút, Pháp tiếp quản khu này và gìn giữ bằng cách cho gài lựu
đạn ngoài cửa hầm để bảo vệ.
Với hệ thống trận địa pháo này, thực dân Pháp từng coi Vũng
Tàu là nơi bất khả xâm phạm, có thể quán xuyến, bao quát toàn bộ vùng biển Vũng
Tàu. Nơi mà những người nông dân chân đất, áo vải làm cách mạng với gậy gộc là
chính, thì làm sao có thể bén mảng tới gần những nòng pháo luôn sẵn sàng nhả đạn
này. Nói gì đến chuyện họ có thể phá hủy chúng. Nhưng bọn chúng đã lầm.
Chiến dịch đánh chiếm hầm thủy lôi
Trong những năm kháng chiến chống Pháp lâu dài và gian khổ,
quân dân Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn đã cùng với quân dân Biên Hòa, Bà Rịa (Vũng
Tàu lúc đó là một thị xã của tỉnh Bà Rịa), không những đánh bại những cuộc càn
quét dài ngày của địch vào chiến khu D, rừng Sác. Họ còn vận động tiến sâu vào
hậu địch đánh thắng nhiều trận oanh liệt. Xã Long Sơn của tỉnh Bà Rịa từng là
nơi xuất phát của những đoàn quân cách mạng, đánh sâu vào sào huyệt của thực
dân Pháp tại Vũng Tàu, lập nên những chiến công làm kinh hồn giặc. Trận tiến
công đánh chiếm hầm thủy lôi, phá hủy trận địa pháo là một trong những chiến
công như thế. Việc lấy thủy lôi trở thành một chiến dịch với sự tham gia của
hàng trăm người, diễn ra hoàn toàn vào buổi tối.
Từ Bà Trao (núi Nứa xã đảo Long Sơn), lực lượng vũ
trang và an ninh của ta đã ém quân tại vị trí bàn đạp là cù lao bến Đình rộng
500 mẫu, có rừng được che chở trước khi đột nhập vào Vũng Tàu. Có một điều quan
trọng và cũng hết sức thuận lợi là bao giờ núi Lớn địa bàn hoạt động của ta, mặc
dù Nhật ra sức càn đi quét lại, đóng đồn, lập bót dày đặc ở khu vực này. Bởi vì
gần ba ngàn người dân ở đây một lòng hướng về kháng chiến, tìm mọi cách hỗ trợ
cho hoạt động kháng chiến của ta. Dựa vào dân, lực lượng vũ trang đã nhiều
lần đột nhập vào hầm đạn và hầm thủy lôi núi Lớn, đánh chiếm khí tài (vũ khí
chiến đấu) của địch để trang bị cho ta.
Việc lấy thủy lôi trở thành một chiến dịch, lực lượng ta với
hàng trăm người tham gia. Công việc này thường diễn ra vào lúc chiều tối. Kế hoạch
đã được chuẩn bị chu đáo với tổ ám hiệu, canh gác, tháo gỡ lựu đạn, chuyển tải
nuôi quân… Theo kế hoạch, khi có ám hiệu khói lửa, các chuyến ghe của ta ở Long
Sơn từ từ cập sang bến Đá Vũng Tàu.
Tổ canh gác chia làm hai nhóm, một từ đầu dốc bến Đá và một
gần khu vực tượng Phật Bà bây giờ. Tổ tháo gỡ lựu đạn sẽ cùng với đặc công, du
kích, cảm tử quân Thắng Nhì vào hầm thủy lôi, người soi đèn, người gỡ lựu
đạn mở cửa, sao cho khi lấy xong gài lại như cũ. Nhóm chuyển tải thủy lôi ra
ngoài với sự chỉ huy của đồng chí Ba Giao và đồng chí Uông gồng gánh nhau trèo
lên sườn núi trong đêm tối mịt mù, khiêng thủy lôi xuống núi, chuyển thẳng ra
ghe đồng chí Năm Tạc đã chờ sẵn, chở thuốc nổ về bến an toàn. Tổ lương thực gồm
các bà, các chị lo vận chuyển thức ăn và dầu đốt đèn cho mọi người.
Dân quân xã Long Sơn, công binh xưởng Bà Rịa và cảm tử quân
Vũng Tàu đã vận chuyển trung bình một lần hai trái thủy lôi ra khỏi hầm. Cuối
tháng 6/1947, sau khi địch rút khỏi bót bến Đình, các hoạt động cơ sở của ta dễ
dàng hơn. Trong thời gian này, được sự giúp đỡ của ban hành động, tổ quân báo
thị xã, cùng với công sức của đồng bào phường Thắng Nhì, Bà Trao và xã Long
Sơn, ban công binh xưởng Bà Rịa đã kiên trì lấy được 30 trái thủy lôi trên núi
Lớn. Đây là kết quả của hơn 6 tháng bí mật phá hầm và vận chuyển thủy lôi của
quân dân Vũng Tàu.
Hương Lam - Hoa Nguyên
Theo Người Đưa Tin